GIỚI THIỆU VỀ ECOFARM-PAY

ECOFARM-Pay là chuỗi hệ thống cung ứng hàng hóa, trưng bày giới thiệu và phân phối sản phẩm ưu tiên hàng Việt Nam, đặc sản vùng miền, nông sản hữu cơ, sản phẩm chứng nhận OCOP… theo phương thức trực tiếp và trực tuyến hiện đại. Hưởng ứng Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị. 

I. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

  • Chỉ đạo thực hiện: 
    • Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Trung ương Mặt trân tổ quốc Việt Nam. 
    • Ban chỉ đạo Trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
    • Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương. 
  • Đơn vị chủ quản, nhà đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV VIỆN NÔNG NGHIỆP VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU(ACCR). 
  • Đơn vị thực hiện: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ECOFARM PAY
  • Đơn vị phối hợp thực hiện: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Sở Công Thương các tỉnh, Trung Tâm KC và xúc tiến thương mại các tỉnh, Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Hội Nông Dân tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh. Các đơn vị, các nhân, doanh nghiệp, chủ thể OCOP và các quỹ đầu tư… 

II. ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG 

  • Báo Công Thương 
  • Báo Nông Nghiệp 
  • Đài truyền hình Việt Nam ( VTV1). 
  • Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ( HTV7, HTV9). 
  • Báo Thanh niên
  • Báo Tuổi trẻ
  • Thông Tấn xã Việt Nam
  • Đài phát thanh và truyền hình tỉnh
  • Báo điện tử các tỉnh   

III.  MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

  • Hưởng ứng Cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ chính trị và thực hiện nhóm nhiệm vụ Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định, bền vững, ưu tiên hàng Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. 
  • Tạo cơ hội cho cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận với kênh bán hàng hiện đại. Quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại nâng cao năng lực tiêu thụ thị trường trong nước.
  • Ứng dụng công nghệ thực hiện giải pháp liên kết các cửa hàng, siêu thị nông sản, hàng tiêu dùng, đặc sản vùng miền khắp cả nước phát triển chuỗi cung ứng hàng Việt quy mô và liên tục.  
  • Hướng đến hình thành hệ thống chuỗi ECOFARM-Pay là kênh phân phối sản phẩm Việt Nam tiêu biểu, bền vững mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.    
  • Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và nền tảng thanh toán trực tuyến thực hiện mục tiêu kết nối doanh nghiệp nghiệp, kết nối sản phẩm triển khai các chương trình quảng bá, giới thiệu và sử dụng chéo sản phẩm theo phương thức hiện đại.
  • Xây dựng hình thành hệ sinh thái ECOFARM-Pay là địa điểm gặp gỡ, giao lưu của các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà đại lý phân phối sản phẩm, nhân viên sale…  Nơi tổ chức sự kiện hội nghị, hội thảo, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hợp tác xúc tiến thương mại. 
  •        

IV. SỨ MỆNH

“ Cùng Doanh nghiệp Việt xây dựng hệ thống phân phối hàng Việt”.

 

V.  PHẠM VI-QUY MÔ

Phạm vi: Toàn quốc.

Quy mô: 

  1. Phát triển 3000 điểm đến năm 2030, trong đó 500 điểm là xây dựng theo quy mô chuẩn, 2500 điểm là liên kết với các đơn vị có sẵn.
  2. Quy chuẩn. (thiết kế phù hợp từng địa điểm)
    1. Showroom
    2. Siêu thị hàng tiêu dùng 
    3. Cửa hàng bán lẻ
    4. Tổng vốn đầu tư: 3.680 tỷ đồng.
  3. Vốn ngân sách: 30%  
  4. Vốn nhà đầu tư: 70% 

Vị trí: 

  • Trung tâm thị xã/thành phố… trên toàn quốc, xây dựng theo bản đồ quy hoạch từng địa phương, gắn kế với phát triển kinh tế xã hội. 
  • Khu du lịch, các địa điểm tham quan di tích lịch sử, sân bay, bến tàu, xe…

   VI. PHƯƠNG THỨC

Phương thức: Ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp thương mại điện tử và hệ thống chuỗi cửa hàng, siêu thị cung ứng sản phẩm để phát triển.

Định hướng phát triển chuỗi cung ứng:

  1. Xây dựng mới theo chuẩn (có thiết kế) 
  2. Liên kết các đơn vị có sẵn:
    1. Cửa hàng nông sản (rau củ quả, trái cây).
    2. Đặc sản vùng miền.
    3. Siêu thị hàng tiêu dùng. 
    4. Cửa hàng gạo.

VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ( 2022 -2025)

  • Giai đoạn 1: Năm 2022 
  • Xây dựng và tổ chức vận hành thí điểm, dự kiến 3 điểm xây dựng chuẩn và 100 điểm liên kết tại một số tỉnh thành trọng điểm.   
  • Tổ chức LỄ RA MẮT dự án 
  • Giai đoạn 2: ( 2023-2025)
  • Tổ chức kết nối phát triển đồng loạt trên toàn quốc theo kế hoạch dự án (2021-2025). 
Năm Kế hoạch triển khai tỉnh/thành phố

2022

2023

Tp.Hồ Chí Minh (100 điểm ), Hà Nội (50 điểm), Quảng Ninh (5 điểm), Quảng Bình (5 điểm), Thái Bình (5 điểm), Nình Bình (5 điểm), Thái Nguyên (5 điểm), Hà Giang 5 điểm), Bắc Giang (5 điểm), Nam Định (5 điểm), Hải Phòng (10 điểm), Thanh Hóa (5 điểm), Đà Nẵng (10 điểm), Cần Thơ (10 điểm), Bà Rịa Vũng Tàu (5 điểm), Bình Thuận (5 điểm), Ninh Thuận (5 điểm), Phú Yên (5 điểm), Bình Định (5 điểm), Gia Lai (5 điểm), Đăk Lăk (5 điểm), Đăk Nông (5 điểm), Đồng Nai (20 điểm), Bình Phước (5 điểm),Vĩnh Long (5 điểm), Sóc Trăng (5 điểm), Bạc Liêu (5 điểm), Bến Tre (5 điểm), Trà Vinh (5 điểm), Tiền Giang (5 điểm), Hậu Giang (5 điểm), Đồng Tháp (5 điểm), An Giang (5 điểm), Kiên Giang (5 điểm), Cà Mau (5 điểm), Long An (5 điểm), Tây Ninh (5 điểm), Bình Dương (20 điểm), Lâm Đồng (5 điểm), Nghệ An (5 điểm), Quảng Trị (5 điểm), Thừa Thiên Huế (5 điểm). (395)

2024

2025

Tp.Hồ Chí Minh (200 điểm), Hà Nội (100 điểm), Quảng Ninh (10 điểm), Quảng Bình (10 điểm), Thái Bình (10 điểm), Nình Bình (10 điểm), Thái Nguyên (10 điểm), Hà Giang (10 điểm), Bắc Giang (10 điểm), Nam Định (10 điểm), Hải Phòng (20 điểm), Thanh Hóa (10 điểm), Thừa Thiên Huế (10 điểm), Nghệ An (10 điểm), Quảng Trị (10 điểm), Đà Nẵng (20 điểm), Quảng Nam (10 điểm), Quảng Ngãi (10 đểm), Cần Thơ (20 điểm), Bà Rịa Vũng Tàu (1), Bình Thuận (10 điểm), Ninh Thuận (10 điểm), Phú Yên (10 điểm), Bình Định (10 điểm), Gia Lai (10 điểm), Đăk Lăk (10 điểm), Đăk Nông (10 điểm), Đồng Nai (30 điểm), Bình Phước (10 điểm),Vĩnh Long (10 điểm), Sóc Trăng (10 điểm), Bạc Liêu (10 điểm), Bến Tre (10 điểm), Trà Vinh (10 điểm), Tiền Giang (10 điểm), Hậu Giang (10 điểm), Đồng Tháp (10 điểm), An Giang (10 điểm), Kiên Giang (10 điểm), Cà Mau (10 điểm), Long An (10 điểm), Tây Ninh (10 điểm), Bình Dương (30 điểm), Lâm Đồng (20 điểm). (780)
... ...

VIII. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện các doanh nghiệp nông nghiệp theo mô hình văn phòng chung có Showroom trưng bày giới thiệu sản phẩm. 

  • Bán hàng, Đại lý phân phối sản phẩm:

Có 2 phương thức phân phối sản phẩm:

  • Bán hàng tại cửa hàng theo hình thức truyền thống.
  • Phương thức thương mại điện tử: Tổ chức tuyển dụng, đào tạo phát triển hệ thống cộng tác viên, đối tác, đại lý bán hàng trên nền tảng công nghệ 4.0 hiện đại. (web, app).

 

Dịch vụ Marketing Online: Phát triển dịch vụ Marketing online, thiết kế web, app, Landingpage, fanpage, youtube, TVC quảng cáo cho doanh nghiệp thành viên nhà cung cấp. 

Truyền thông, sự kiện:

  • Tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, tập huấn, liên hoan, giao lưu sản phẩm vùng miền... 
  • Kết nối đối tác, nhà phân phối, đại lý và tổ chức tuyển dụng đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh, cộng tác viên bán hàng trên nền tảng công nghệ 4.0.

Phát triển thị trường: 

  • Mở nhà phân phối, đại lý phân phối sản phẩm cho các doanh nghiệp thành viên.  
  • Xây dựng vùng trồng vùng nguyên liệu.
  • Đầu tư nhà máy và hợp tác sản xuất. 

Các chương trình doanh nghiệp đăng ký tham gia đồng hành:

1. Tham gia nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ.

2. Gian hàng hội chợ triển lãm.

3. Caravan trong sự kiện hội chợ, lễ khai trương Ecofarm Pay Rest Stop.

4. Hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm.

5. Điểm bán EcofarmPay.

6. Sử dụng Ki-ôt trong EcofarmPay Rest Stop.

7. Đặt bảng quảng cáo, logo trong EcofarmPay Rest Stop.

8. Tham gia Thành viên Ban quản lý dự án.

9. Tài trợ đồng hành cùng dự án.

* Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 28 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: 098 1748 471   -   Email: [email protected]

Website: www.ecofarmpay.com  /   www.ecofarmpay.org